Vừa thả nuôi, tôm đã chết la liệt

Mới vào vụ chưa được 1 tháng, hàng trăm ha tôm thẻ, sú ở 3 xã bãi ngang của huyện Kim Sơn (Ninh Bình) đã chết hàng loạt, nhiều hộ dân rơi vào cảnh trắng tay.

vệ sinh ao nuôi
Ông Trần Văn Kỳ (xã Kim Đông, huyện Kim Sơn)  làm vệ sinh cho ao nuôi sau khi tôm nuôi của gia đình bị chết. Ảnh: Trần Quang

Dân không kịp trở tay

Rút kinh nghiệm trong các vụ nuôi tôm những năm trước, vụ tôm 2015, gia đình ông Vũ Đức Chính ở xóm 3, xã Kim Đông, huyện Kim Sơn đầu tư mua giống, trang thiết bị máy móc, bạt…, bài bản hơn. Cũng vì thế mà chi phí đầu tư nuôi 2ha tôm thẻ đã đội lên gấp nhiều lần so với trước, khoảng trên 500 triệu đồng. Nhưng tôm chỉ mới thả nuôi được gần 1 tháng bỗng dưng chết đồng loạt. Ông Chính cho biết, vào những ngày đầu tháng 5, khi ông đang đổ cám cho tôm ăn thì thấy một số con ngớp đầu lên mặt nước, biết có sự chẳng lành... 5 ngày sau, tôm cứ đen đầu, dạt vào bờ chết trắng ao. “Vụ 2014 đã thất bại, trắng tay cả tỷ đồng, vụ này anh em tôi vẫn “cắn răng” đi vay nặng lãi đầu tư nuôi mong vớt vát để trả nợ, nhưng đến giờ tôm vẫn cứ chết”- ông Chính ngán ngẩm nói.

Thiệt hại nặng không kém hơn ông Chính, hộ ông Vũ Ngữ ở khu nuôi tôm công nghiệp thuộc xã Kim Trung cũng đang lao đao vì tôm chết. Ông Ngữ cho biết: “Không như năm trước là tôm chết muộn và chìm xuống đáy, vụ năm nay, tôm thẻ chết sớm và nhanh hơn. Đáng nói là khi chết, tôm lại có hiện tượng đen thân và dạt vào bờ. Ví như 2ha tôm của tôi và bà con trong khu, sau khi thả nuôi được hơn 15 ngày bắt đầu thấy có hiện tượng chết rất lạ. Tôi đã dùng đủ mọi chế phẩm sinh học để xử lý nước và mua thuốc về đổ chữa cho tôm nhưng cũng không cứu được”. Ông Ngữ cho biết thêm, khi thấy tôm bắt đầu chết nhiều, ông đã huy động người làm và anh em đến bắt vội bán để cố vớt vát lại đồng vốn nhưng cũng không được bao nhiêu vì tôm chết quá nhanh không vớt kịp.

Dẫn chúng tôi ra các ao nuôi tôm giờ đã khô đáy, ông Ngữ nói: “Tôm thẻ yếu chết đã đành, năm nay tôm sú cũng chết trắng hàng loạt. Trong khi đó năm nào các cơ quan chức năng cũng về kiểm tra, lấy mẫu nước, xong đâu đấy cũng không thấy phản hồi gì để nông dân tự lo liệu, nên tôm chết mỗi năm một nặng”.

Nông dân hoang mang

Theo phản ánh của các hộ nuôi, tôm thẻ, tôm sú tiếp tục bị chết là có thể do thời tiết nắng nóng thất thường, khiến dịch bệnh bùng phát mạnh khó kiếm soát. Tuy nhiên, ngoài nguyên nhân thời tiết bất thuận ra, có thể do nguồn nước bị ô nhiễm vì năm nào ngoài bãi người dân cũng phun thuốc trừ hà nên khi người nuôi lấy nước vào không xử lý hết dẫn đến tôm bị ngộ độc, chết hàng loạt.

Ông Trần Văn Kỳ ở xóm 5, xã Kim Đông cho biết: “Gia đình tôi và hàng chục hộ dân khác trong thôn năm nào thả nuôi tôm cũng bị tình trạng tôm chết, thiệt hại lên đến hàng trăm triệu đồng/hộ. Vấn đề là không thấy các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương vào cuộc giúp đỡ, mà phần lớn họ chỉ lấy mẫu nước đi xét nghiệm, rồi im lặng luôn khiến cho tình hình tôm chết mỗi năm lại nặng hơn”.

Ông Hoàng Ngọc Thành – Phó Chủ tịch UBND xã Kim Hải (huyện Kim Sơn) cho biết: “Toàn xã có trên 289ha nuôi tôm, nhưng thiệt hại trong đợt này đã chiếm lên đến trên 90% diện tích của 247 hộ.”

Ông Thành cho biết, nguyên nhân ban đầu có thể xác định là do thời tiết nắng nóng và nước trong ao nuôi bị xâm nhập mặn quá mức. “Hiện, chúng tôi chưa có giải pháp gì giúp đỡ người nuôi tôm cả, mà trước mắt các cơ quan chức năng đang tiếp tục phối hợp với địa phương lấy mẫu nước, điều tra nguyên nhân, sau đó mới có giải pháp khắc phục được” - ông Thành khẳng định.

Cũng là xã bị thiệt hại trên 90ha diện tích gồm tôm thẻ và tôm sú, ông Trần Văn Nhân - Chủ tịch UBND xã Kim Trung cho biết: “Hiện, tôm sú, tôm thẻ tại các ao đang chết ngày một nhiều. Hiện xã đã cử cán bộ xuống các hộ tuyên truyền, khuyến cáo bà con dùng các biện pháp để xử lý ao nuôi triệt để trước khi xả nguồn nước trong ao ra bên ngoài, nhưng cũng khó mà cứu vãn được tình hình”.

Ông Đinh Quốc Sự - Chi cục trưởng Chi cục Thú y Ninh Bình cho biết: “Hiện tại chúng tôi chưa có số liệu thống kê diện tích tôm chết cụ thể, vì Sở vừa mới cử cán bộ xuống địa phương kiểm tra, lấy mẫu nước, rồi mới đưa ra kết luận được.  

Báo Dân Việt, 20/05/2015
Đăng ngày 20/05/2015
Trần Quang
Dịch bệnh

Khắc phục bệnh ăn yếu và mềm vỏ ở tôm

Nuôi tôm siêu thâm canh, công nghệ cao, để tôm khoẻ mạnh, bà con cần quan tâm và chú trọng các yếu tố quan trọng.

Phòng ngừa bệnh ăn yếu và mềm vỏ ở tôm nuôi
• 10:45 05/07/2023

Chẩn đoán bệnh tôm thông qua máy học

Trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence - AI), học máy (machine learning – ML) hay học sâu (deep learning - DL) là những thuật ngữ thường được sử dụng ngày nay.

Mô phỏng
• 10:20 03/07/2023

Giải pháp phòng ngừa EHP trong trại sản xuất tôm giống

EHP - bệnh vi bào từ trùng đang là mối quan tâm lớn đối với người nuôi tôm. EHP không gây chết cấp tính với tỉ lệ cao trong ao nuôi, tuy nhiên chúng ký sinh trong gan tụy tôm, sử dụng dinh dưỡng, năng lượng dự trữ trong gan tụy khiến tôm nuôi không đủ dinh dưỡng cho tăng trưởng và lột xác.

Elanco product
• 17:30 22/03/2023

"Điểm mặt" thủ phạm gây bệnh trên tôm

Nhóm sinh viên của, Trường Đại học Nha Trang vừa hoàn thành đề tài về gen độc và đánh giá tính kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh trên tôm nuôi tại Khánh Hòa. Qua đó, khuyến cáo việc sử dụng kháng sinh đối với nuôi tôm hiện nay.

Thí nghiệm
• 16:05 04/01/2023

Xổ ký sinh trùng có ảnh hưởng đường ruột tôm?

Tôm bị ký sinh trùng đường ruột là một vấn đề thường xảy ra ở các ao nuôi tôm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, trưởng thành và năng suất của vụ nuôi.

Đường ruột tôm
• 10:42 08/04/2024

Nấm đồng tiền: Mối đe dọa đến sức khỏe tôm nuôi

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó luôn là vấn đề thách thức đối với người nuôi tôm bởi loại này gây tổn thất không hề nhỏ cho ao tôm, khiến tôm dễ mắc phải nhiều bệnh và làm ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:18 26/02/2024

Một số loài ký sinh trùng phổ biến ở tôm

Trong quá trình nuôi tôm luôn gặp phải các trường hợp tôm nhiễm bệnh mà chết dần. Trong đó, ký sinh trùng là một trong những nguyên nhân gây ra, đặc biệt là các loài nội ký sinh trùng. Cùng tìm hiểu qua đặc điểm của những loài ký sinh trùng dưới đây nhé!

Tôm
• 09:56 22/02/2024

Không nên chủ quan với các bệnh đường ruột trên tôm

Với sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là về tôm, việc thấu hiểu về đường ruột tôm mở ra cánh cửa cho những tiến bộ trong y học thủy sản và ứng dụng những công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong việc cải thiện sản xuất và chất lượng tôm nuôi.

Tôm thẻ
• 09:43 19/02/2024

Hai loài cá sở hữu hàm răng giống con người

Trong tự nhiên không thiếu những động vật có răng, dưới đại dương cũng có rất nhiều loài cá sở hữu những chiếc răng để thuận tiện cho việc tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên, hai loài cá dưới đây có bộ răng rất độc đáo: Một loài thì có hàm răng đều tăm tắp, còn răng của loài kia cứ như hút thuốc lâu ngày.

Cá răng người
• 22:22 30/04/2024

Chủ động bảo vệ thủy sản nuôi trong mùa nắng nóng

Nhiệt độ nước là một trong những thông số quan trọng trong quản lý chất lượng môi trường nuôi, là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của động vật thủy sản. Hiện nay, trên địa bàn các tỉnh miền Trung, thời tiết nắng nóng kéo dàu, nhiệt độ phổ biến 37 – 39 độ C, có nơi trên 40 độ C.

Ao tôm
• 22:22 30/04/2024

Thả giống thực hiện mô hình nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Thực hiện Chương trình Khuyến nông năm 2024, Trung tâm Khuyến nông Bình Định đã triển khai mô hình Nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc trên ao nuôi diện tích 1.000 m2 của ông Phạm Xuân Phương, thôn Đức Phổ 1, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, Bình Định

Thả tôm giống
• 22:22 30/04/2024

Săn lùng loài ốc “ hoàng hậu” với giá đắt đỏ

Những năm gần đây, ốc hoàng hậu khá nổi tiếng bởi thịt thơm ngon, được giới nhà giàu săn lùng mua dù có giá đắt đỏ lên tới hàng triệu đồng. Tuy vậy chúng cũng khá khan hiếm, muốn thưởng thức loại ốc nữ hoàng này, khách thường phải đặt trước.

Ốc hoàng hậu
• 22:22 30/04/2024

Nên chọn loại quạt nước nào cho ao nuôi tôm?

Chất lượng nước luôn là mối quan tâm hàng đầu trong ngành nuôi trồng thủy sản nhất là nuôi tôm thâm canh. Trong đó, nồng độ oxy hòa tan (DO) đóng vai trò thiết yếu trong việc đảm bảo môi trường sống lý tưởng cho tôm cá.

Ao tôm
• 22:22 30/04/2024